Vùng sinh sống Cá hồi Chinook

Vùng sinh sống của cá hồi Chinook là từ vịnh San FranciscoCalifornia đến phía bắc eo biển BeringAlaska, những vùng biển vùng Bắc cực của CanadaNga (biển Chukotka (hay biển Chukchi) bao gồm toàn bộ duyên hải Thái Bình Dương ở giữa. Chúng cũng hiện diện ở châu Á, xa về phía nam đến quần đảo Nhật Bản. Ở Nga, chúng được tìm thấy tại Kamchatkaquần đảo Kuril.

Năm 1967, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Michigan có nuôi trồng loài cá hồi Chinook trong hồ Michiganhồ Huron để kiểm soát sự phát triển của một loài cá trích có danh pháp Alosa pseudoharengus (ale-wife), một loài cá xâm hại sinh sản lan tràn, không được ưa chuộng, có xuất xứ từ Đại Tây Dương. Cá Ale-wife lúc đó chiếm 90% vùng sinh vật của các hồ. Cá hồi Coho cũng đã được nuôi trồng một năm về trước và chương trình đã thành công. Cá hồi Chinook và Coho phát triển mạnh hơn cá ale-wife và sử dụng các nhánh sông của các hồ này để đẻ trứng. Sau thành công này, cá hồi Chinook được nuôi trồng trong các hồ khác của Ngũ Đại Hồ,[2] nơi chúng được đánh giá cao như là loài cá dành cho môn câu cá thể thao vì chúng rất hám mồi câu.

Loài cá này cũng đã sinh sôi nảy nở trong những vùng nước của vùng địa lý Patagonia ở Nam Mỹ. Nó được đưa sang nuôi thử tại các vùng nước ở New Zealand vào đầu thế kỷ 20 và đã thành công. Các nơi đẻ trứng là sông Rangitata, sông Opihi, sông Ashburton, sông Rakaia, sông Waimakariri, sông Hurunui, và sông Waiau.[3] Trong khi các loài cá hồi khác cũng đuyược du nhập vào New Zealand thì chỉ có cá hồi Chinook (hay Quinnat theo tên gọi địa phương tại đây) là thiết lập được các đàn sống ngoài biển khơi có tầm quan trọng.

Sông Yukon là con đường di cư nước ngọt dài nhất của bất cứ cá hồi nào, dài trên 3.000 km từ cửa sông trong biển Bering đến nơi đẻ trứng trên thượng nguồn Whitehorse, Yukon. Một thang cá đã được xây dựng quanh đập thủy điện hồ Schwatka tại Whitehorse để cho cá hồi Chinook dễ dàng đi qua đập.